Sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy ổn áp lioa và standa

Với đội ngũ kỹ sư và nhà sửa chữa chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sữa chữa và bảo dưỡng các loại máy ổn áp lioa, standa uy tín, có bảo hành dài hạn.

Sửa chữa máy hàn

Chúng tôi nhận sửa chữa tất cả các loại máy hàn: máy hàn tig, máy hàn mig, máy hàn điện tử, ... do đội ngũ nhân viên nhiều năm với sự nhiệt tình với khách hàng.

Sủa chữa máy biến áp

Với đội ngũ kỹ thuật viên dày kinh nghiệm, tận tâm với công việc, hết lòng vì khách hàng chúng tôi nhận sửa chữa tất cả các loại máy biến áp trên thị trường.

Sửa chữa UPS, kích điện

Trung tâm sửa chữa ups apc uy tín chuyên nghiệp nhất Hà Nội. Công ty CP Công Nghệ Việt Nam chuyên sửa ups apc và giao hàng tận nơi, theo mọi yêu cầu của quý khách hàng.

Nhận sửa chữa tất cả các dòng máy ổn áp

Với phương châm: Dịch Vụ Hoàn Hảo - Giá cả cạnh tranh. Công ty CP Công Nghệ Việt Nam đang hướng tới xây dựng thương hiệu Sửa chữa số 1 tại Việt Nam.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

kính cường lực là gì, khả năng chịu lực của kính

1 khái niệm về kính cường lực 
 Có nhiều khái niệm nói về kính kính cường lực, tuy nhiên tôi xin giới thiệu về sự ra đời và những tính năng ưu việt của nó: Kính cường lực là sản phẩm đặc biệt và được sản xuất theo một công nghệ tiên tiến hiện đại đó là phương pháp gia công cường dao động ngang. Kính được gia nhiệt và cố định biến dạng với mức nhiệt lớn (khoảng 650 độ C) và ngay sau đólà nhanh chóng làm mát bằng một luồng không khí lạnh thổi lên bề mặt kính. Quy trình này phải được thực hiện một cách nghiêm túc để đạt được sản phẩm tốt nhất. Bằng những tính toán cụ thể sẽ tạo ra một sản phẩm kính trong và sáng và không làm thay đổi khả năng truyền ánh sáng đi qua nó nó, đồng thời gia tăng khả năng tỏa nhiệt và áp suất chịu lực nén lên sản phẩm. và cuối ta được sản phẩm mà ta mong muốc đó chính là kính cường lực hay còn gọi là kính temper. Với sản phẩm này thì khả năng chịu tác động của môi trường tự nhiên như gió, nắng, sự va đập của các vật thể lạ và những tác động được tạo nên từ những yếu tố khác phải lớn hơn sức nén áp suất này thì kính cường lực mới có thể bị vỡ. 

kính cường lực
kính cường lực
2. Khả năng chịu lực của kính cường lực
 a. Khả năng cơ học : Về mặt cơ học kính temper có khả năng chịu va đập rất cao, gấp nhiều lần so với các loại kính thông thường có cùng một số thông số kĩ thuật hay độ dày
 b. Khả năng chịu nhiệt độ tốt: Kính cường lực có thể chịu được môi trường có nhiệt độ cao khắc nhiệt như đột ngột thay đổi nhiệt ngay nên mức 150 độ ngay cả khi nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột khoảng 150 độ C thì kính cũng không hề ảnh hưởng gì. Trong khi các sản phẩm kính thông thường như hiện này thì chỉ chịu nhiệt độ không quá 50 độ C.
c. Độ an toàn cao: khả năng cơ học của kính chịu được va chạm mạnh do tác động không mong muốn và kính và khả năng chịu sốc nhiệt tốt thì dĩ nhiên sản phẩm này đã có những ưu điểm những thế mạnh nhất định. Bên cạnh đó chúng lấy một ví dụ cụ thể về việc va chạm làm cả 2 loại kính đó là kính cường lực và kính thường khi vỡ ra . kính cường lực sau khi va chạm làm vỡ nó không tạo ra những mảnh vỡ nhỏ, cạnh không sắc bén thường có dạng hình tròn, điều này lại ngược lại so với kính thống thường khi vỡ ra tạo ra nhưng mảnh kính sắc nhọn dễ gây nguy hiểm cho người đứng gần nó như vậy chứng tỏ kính cường lực có độ an toàn cao hơn. d. Tính thẩm mỹ cao: Bên cạnh những tính năng nổi trội rất tốt trên thì sản phẩm được ứng dụng vào thực tế và sử dụng nhiều vào các công trình hiện đại, màu sắc kính đa dạng phong phú nhiều loại cho ta chọn lựa. Đó là động lực để cho các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm đa dạng và đẹp hơn. Kính cường lực có thể sơn lên bề mặt tạo màu sắc rất đẹp mắt, mọi khách hàng đều có thể có những lựa chọn về màu sắc của mình cho hợp lý và theo đúng ý mình nhất
 3. Ứng dụng của kính cường lực: Kính cường lực là sự lựa chọn thông minh cho các công trình xây dựng lớn nhỏ hay các tòa nhà cao tầng và hơn thế nó còn dùng làm trang trí nội thất cho gia chủ của ngôi nhà. Điều đặc biệt là những nơi cần có độ an toàn cao và tính chịu lực cơ học cao thì kính cường lực chính là giải pháp được sử dụng hầu hết cho các dạng công trình như: tòa nhà văn phòng, các công trình công cộng, bệnh viện, trường học, hay những ngôi xinh của bạn mại và kính có thể làm vách ngăn hay lan can ban công ngôi nhà, lan can cầu thang, buồng tắm, cửa kính, cửa ô tô, cửa tàu hỏa, tàu thủy, bàn, tủ, đồ dùng trang trí nội thất, Cửa thủy lực, vách kính cường lực , kính hộp , vách kính tắm ,kính màu , kính dán an toàn

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Ổn áp Robot 1 pha 5kva

Cấu tạo của sản phẩm:
   Được sử dụng hoàn toàn là thép lá định hướng chất lượng cao và áp dụng công nghệ ủ chân không tiên tiến và được quấn trên máy tự động nên có thể  đạt được hiệu suất tối đa, đủ tải điện và đặc biệt không hao điện khi không tải vì thế các sản phẩm của Robot luôn  luôn tiết kiệm điện năng hơn cho khách hàng  so với các sản phẩm cùng loại khác.
 Hệ thống vận hành được chế tạo bằng các bánh răng sử dụng chất liệu đặc biệt nên hoạt động rất êm ái và nâng cao tuổi thọ.
Ổn áp ROBOT là ổn áp duy nhất sử dụng đồng hồ hiển thị số (digital) cho các loại 1 pha công suất từ 40KVA trở lên (loại 3 pha từ 60 KVA trở lên). Hệ thống hiển thị rõ ràng dễ nhìn.
Cấu tạo chi tiết:
- Ổn áp ROBOT 1 pha 5KVA được thiết kế hoàn toàn tự động. Tự động điều chỉnh nhằm cho  điện áp đầu ra luôn ổn định 100V - 220V, để phù hợp với các thiết bị sử dụng điện trong sinh hoạt với mục đích bảo vệ thiết bị, tăng tuổi thọ và tăng hiệu quả sử dụng cho thiết bị.

- Hệ thống vận hành thiết bị dễ dàng và đơn giản do haotj động hoàn toàn tự động.

- Hệ thống bảo vệ thông minh, đa năng.

Công suất thiết kế: 5KVA, đủ tải 100% danh định.

- Điện áp vào: 60V - 240V.

- Điện áp ra: 110V - 220V (±3%) tương thích với các thiết bị của nhiều quốc gia.

- Hiệu suất: ≥98%.

- Tần số: 50Hz/60Hz.

- Nguyên lý điều khiển hoạt động được hoạt động theo hệ thống điều khiển theo nguyên lý servo motor tự động. Ổn áp cung cấp nguồn điện ổn định liên tục không bị ngắt hoặc chập chờn và được kiểm soát bằng mạch điện tử đa năng.

- Dạng sóng ra: như ngõ vào.

- Độ méo sóng ngõ ra: <1%.

- Thời gian xác lập điện áp vào thay đổi đột ngột ±10%: <0.5 giây.

- Tốc độ đáp ứng từ 2-5Volt/giây.

- Điện trở cách điện ở trạng thái nguội:  >10MΏ/500VDC.

- Điều kiện làm việc:
Độ ẩm tương đối cho phép ≤80%.

- Hệ thống giải nhiệt bằng quạt (ổn áp công suất từ 15KVA trở lên).

- Sử dụng 95% linh kiện ngoại nhập từ Châu Âu từ những công ty sử dụng những công nghệ có chất lượng cao.

- Đấu nối ra: đầu ra của ổn áp đã được lắp đặt những   ổ cắm tương thích với tất cả jack cắm của các thiết bị sử dụng điện. Đối với loại công suất lớn thì các ổn áp được sử dụng bằng cọc đấu nối bằng đồng thau tại cọc đầu vào và cọc đầu ra, tương thích với các loại đầu nối hiện có trên thị trường, tạo điều kiện  thuận tiện cho việc đấu nối thi công.
Chức năng của ổn áp ROBOT 5kva:

- Chống sốc điện áp cho các thiết bị có mạch trễ  thường là khoảng 5 giây khi khởi động để ổn định điện áp trước khi cấp điện ra cho thiết bị  hoặc trễ 5 phút (loại ổn áp RF) để có thể bảo vệ thiết bị lạnh không nghẹt gaz hoặc nén hư block máy.

- Chống các sự cố xẩy ra về nguồn điện: ổn áp sẽ  tự động cắt điện ra khi điện thế quá cao, đột biến mạnh và sẽtự động đóng điện trở lại khi ổn định hoặc mất pha (đối với máy 3 pha).

- Chức năng Auto reset thường được dùng cho các loại ổn áp có điện thế đầu vào quá thấp 40V, 60V, 90V để có thể chống lại đột biến điện khi khởi động nhằm hạn chế tối đa tổn thất gây ra.

- Bảo vệ các thiết bị điện khi sử dụng quá tải. Khi thiết bị sử dụng quá tải thì ổn áp  sử dụng công tắc hoặc cầu dao tự động (Mini Circuit Breaker) để ngắt các thiết bị.


Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Cấu tạo và nguyên lí làm việc cua máy biến áp đo lường


Máy biến áp đo lường là một thiết bị điện từ tĩnh nó làm việc trên nguyên lý cảm ứng điện từ, và máy biến áp có công dụng dùng để biến đổi điện áp của hệ thống  điện xoay chiều từ điện áp này sang điện áp khác mà vẫn giữ nguyên tần số.
CẤU TẠO CỦA MÁY BIẾN ÁP

Máy biến áp gồm ba bộ phận chính: lõi thép ( là bộ phần dẫn từ), dây quấn ( là bộ phận dẫn điện) và vỏ máy. Ngoài những bộ phận chính ra máy còn có các bộ phận khác như là bảo vệ, lớp cách điện, đồng hồ đo, máy biến tần
a) Lõi thép
Lõi thép được làm từ thép kĩ thuật, các lá thép thường được tán với độ dày 0,3, 0,35 hay 0,5 mm, hai mặt của lá thép có phủ lớp sơn cách điện để giảm tổn hao do dòng điện xoáy (dòng Phucô).
Lõi thép gồm hai phần: trụ và gông.
- Trụ là phần trên đó có quấn dây quấn,
- Các phần lõi thép được ghép nối với các trụ để khép kín mạch từ được gọi là gông 
Tiết diện ngang của trụ có thể được làm dưới dạng 2 hình khối đó là hình vuông và  hình tròn có các bậc hay là hình chữ nhật. Trong đó loại hình khối trụ tròn có bậc thường được dùng cho máy biến áp có công suất lớn. Tiết diện ngang của gông là hình chữ nhật, hình chữ T hay hình chữ thập
b) Dây quấn
Thường được làm bằng nhôm hoặc bằng đồng, có tiết diện hình tròn hay hình chữ nhật, xung quanh dây dẫn có bọc cách điện bằng êmay hoặc sợi amiăng hay côtông.
Dây quấn máy biến áp được cấu tạo bởi 2 cuộn đó là cuộn dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp trong đó: 
Dây quấn sơ cấp là dây quấn nối với nguồn nhận năng lượng từ nguồn vào.
Dây quấn thứ cấp là loại dây nối với phụ tải có tác dụng cung cấp điện cho phụ tải.
Dây quấn sơ cấp và thứ cấp thường sẽ cách điện không nối điện với nhau, các máy biến áp có hai cuộn dây được đấu nối như vậy thì gọi là máy biến áp cảm ứng hay máy biến áp phân ly và nếu máy biến áp mà hai cuộn dây quấn nối điện với nhau và có phần chung thì được gọi là máy biến áp tự ngẫu.
c) Vỏ máy
Vỏ máy được làm bằng thép nguyên khối có tác dụng  để bảo vệ máy, với các máy biến áp dùng để phân phối và truyền tải điện, vỏ máy được cấu tạo bởi  hai bộ phận chính đó là thùng và lắp thùng.
Thùng máy của máy biến áp thì được làm bằng thép, tuỳ theo công suất khác nhau mà người ta thiết kế ra những hình dáng và kết cấu của các vỏ máy là khác nhau. Hiện nay các nhà sản xuất thường sản xuất hai loại thùng phổ biến đó là loại  thùng phẳng và loại thùng có ống hoặc cánh tản nhiệt.
Nắp thùng dùng để đậy thùng và trên đó đặt các chi tiết quan trọng của máy như: các sứ đầu ra của dây hạ áp và dây cuốn cao áp, ống bảo hiểm, bình giãn dầu và các bộ phận truyền động của bộ điều chỉnh điện áp...


Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Ổn áp và công dụng của ổn áp


Ổn áp là một thiết bị điện nhiệm vụ chính của nó là duy trì sự  ổn định điện áp và cấp điện cho  các thiết bị dùng điện khác nhau. Trong bài giới thiệu này chúng ta chỉ đề cập đến loại máy ổn áp xoay chiều, sử dụng ở dòng điện xoay chiều có tần số  50/60 Hz,  điện áp định mức của lưới điện 220v (1 phase), hoặc 220v/380v (03 Phases). Vậy thì tương ứng với nó chúng ta sẽ có 2 loại ổn áp đó là ổn áp 1 phase và ổn áp 3 phases
 Hiện nay trên thị trường có thể nói là gần như hầu hết các ổn áp đều  dùng nguyên lý motor servo, chỉ có số ít loại ổn áp công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA), là có thể dùng nguyên lý Relay chuyển nấc.
 Bản thân ổn áp không sinh ra nguồn điện, mà chúng chỉ thực hiện chức năng duy trì ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Tất cả các loại ổn áp chỉ có khả năng giữ cho nguồn điện đầu ra luôn ổn định, khi điện áp vào có sự thay đổi trong mức giới hạn cho phép (gọi là dải ổn áp). Để đáp ứng được và phù hợp với sự thay đổi điện áp nhiều hay ít của lưới điện từng  khu vực,thì đòi hỏi nhà sản xuất đưa ra thị trường các loại máy ổn áp với nhiều dải ổn áp khác nhau : (140v-240v); (90v-240v); hoặc (60v-240v).
 Do vậy, khi lắp đặt ổn áp, cần chọn loại phù hợp: Loại 1 phase hoặc 3 phases, khi sử dụng loại dải ổn áp cần chú đến sự phù hợp với sự thay đổi của điện áp lưới điện của từng khu vực là khác nhau nên cần lựa chọn cho đúng loại phù hợp nhất.  Đặc biệt cần chú ý khi điệp áp đầu vào của nguồn điện càng thấp thì sự ổn định công suất đầu ra của ổn áp càng kém.  Vì thế ở nơi lưới điện có điện áp yếu chúng ta nên lựa  chọn công suất ổn áp lớn hơn so với bình thường.
 Ngoài những chức năng chính là ổn định nguồn điện áp, thì mỗi 1 loại ổn áp khác nhau nó sẽ có từng tính năng riêng được trang bị vào để có thể tạo ra những sản phẩm mang lại những tính năng tiện ích ưu việt hơn cho người dùng. Mục đích của việc lắp đặt ổn áp nhằm nâng cao an toàn khi sử dụng thiết bị như trong 1 số trường hợp sau:
-           Bảo vệ quá dòng
-           Bảo vệ quá áp
-           Mạch trễ
-           Mạch Autoreset

Như vậy khi chúng ta sử dụng ổn áp thì  chất lượng nguồn điện cung cấp điện cho thiết bị được cải thiện rõ rệt. Qua đó chúng góp phần đảm bảo thiết bị của bạn được hoạt động an toàn hơn và cũng như tuổi thọ của thiết bị sẽ tăng lên. Ổn áp thực sự là một thiết bị rất hữu ích cho mọi nhà ,mọi môi trường khác nhau.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

HOẠT ĐỘNG, CẤU TẠO CỦA BIẾN ÁP CÁCH LY


HOẠT ĐỘNG, CẤU TẠO CỦA BIẾN ÁP CÁCH LY
HOẠT ĐỘNG, CẤU TẠO CỦA BIẾN ÁP CÁCH LY
hoạt động của ổn áp lioa
 Cấu tạo của biến áp cách ly (BACL)
- Biến áp cách ly là loại máy biến áp có cuộn dây sơ cấp và (các) cuộn dây thứ cấp chỉ ghép với nhau bằng từ, không ghép bằng điện, nên cách biệt và độc lập nhau về điện ( các cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp rời nhau).
- Trong biến áp cách ly, điện áp AC sơ cấp đi vào cuộn sơ cấp và sinh ra từ trường biến thiên. 
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BIẾN ÁP CÁCH LY
 Cấu tạo của biến áp cách ly (BACL)
- Biến áp cách ly là biến áp gồm có cuộn dây sơ cấp và (các) cuộn dây thứ cấp chỉ ghép với nhau bằng từ, không ghép bằng điện, nên cách biệt và độc lập nhau về điện ( các cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp rời nhau).
- Trong biến áp cách ly, điện áp AC sơ cấp đi vào cuộn sơ cấp và sinh ra từ trường biến thiên. Với định luật cảm ứng điện từ Faraday, làm  xuất hiện một sức điện động cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Tùy vào mức độ chênh lệch số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và các cuộn thứ cấp mà có liên quan đến các  điện áp khác nhau, có thể tăng thế hoặc  hạ thế (so với điện áp sơ cấp).
 Công dụng của ổn áp biến áp cách ly:
- Bất kỳ điểm nào trên cuộn thứ cấp (cuộn hạ áp) đều có hiệu điện thế bằng 0 so với mặt đất, nên ta không bị điện giật khi chạm người vào hạ áp hay vỏ thiết bị.
- Các bộ nguồn xung cũng dùng biến áp cách ly để cô lập nguồn cao áp nắn từ điện lưới với các mức điện áp ngã ra --> chống giật cho các mạch điện và các thiết bị điện mà nó cung cấp. Mạch nguồn máy tính và biến áp siêu áp plyback / TV là một trong những ứng dụng máy biến áp cách ly.

 Do đó, việc sử dụng các loại biến áp cách ly an toàn hơn nhiều cho người sử dụng cũng như thiết bị so với sử dụng máy biến áp thông thường (cuộn dây sơ cấp và thứ cấp nối với nhau bằng điện).
 Biến áp nguồn cách ly - ổn áp cách ly
 MÃ SẢN PPHẨM ỔN ÁP CÁCH LY: OACL

ổn áp lioa chống giật
ổn áp lioa
ổn áp lioa chống giật
ổn áp lioa chống giật cách ly
Ổn áp lioa chống giật cách ly

 Máy biến áp cách ly:
Trở kháng thấp. Sử dụng màn chắn tĩnh điện đặc biệt giữa hai lớp sơ cấp và thứ cấp để lọc tiếng ồn. Vỏ được bao bằng nhôm có thể hấp thụ và triệt tiêu sóng RF. Ổ cắm đôi đa năng được sử dụng vật liệu bằng  đồng đàn hồi mạ bạc hoặc vàng 24K để giảm trở kháng tiếp xúc.
Ngoài việc giúp cho thiết bị nghe nhìn của bạn phát huy được  hết ưu điểm, loại bỏ được hết nhược điểm, bộ nguồn còn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thiết bị đắt tiền của bạn nhờ mạch điều khiển được thiết kế tinh vi chính xác. Đảm bảo điện áp đầu ra phải luôn phải ổn định.